Những lưu ý tối quan trọng khi lái xe mùa mưa bão
Đang mùa mưa bão, tình trạng ngập úng, nhất là ở các đô thị như Thành Phố Vinh chắc chắc sẽ xảy ra và rất phức tạp. Nhằm giúp tài xế có thêm những kinh nghiệm để lái xe an toàn hơn, Hồng Minh Auto đã có những tổng hợp bổ ích dành cho bạn trong bài viết dưới đây.
Kinh nghiệm cần phải có khi lái xe mùa mưa bão
Đối với những người đang sử dụng xe hơi làm phương tiện đi lại, cần chú ý những điều sau đây.
Thủy kích – kẻ thù số một của xe hơi khi bị ngập nước
Thủy kích là hiện tượng xe bị nước tràn vào đường hút gió của máy, làm xe chết máy đột ngột. Trong trường hợp này, nếu người lái xe cố tình đề máy, nước sẽ bị hút sâu vào động cơ. Do đặc tính không chịu nén của nước nên áp suất gây ra sẽ dẫn đến: nhẹ thì bị cong tay biên, nặng thì hỏng trục cơ, vỡ block máy, hư hỏng toàn bộ phần máy.
Nguyên lý của hiện tượng thủy kích
Hậu quả của thủy kích thường rất nặng nề do hư hỏng nằm ở động cơ – trái tim của xe. Chi phí sửa chữa trong trường hợp bị thủy kích thường rất lớn, ít cũng vài chục triệu đồng khi chỉ phải thay tay biên, nhiều có thể lên tới vài trăm triệu đồng nếu chẳng may phải thay cả cụm động cơ mới và toàn bộ hệ thống điện.
Đối với các dòng xe cao cấp, có thể chủ nhân sẽ phải “khóc ròng” do việc sửa chữa thay thế vừa tốn kém, vừa làm giảm đáng kể giá trị chiếc xe.
Với khả năng ngập lụt có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại những thành phố lớn, để phòng xa cho những rủi ro này, tốt nhất nên tìm mua loại bảo hiểm có bao gồm gói bảo hiểm thủy kích.
Các dạng hỏng hóc của tay biên. Chiếc thứ 4 sắp gãy, nếu lái xe tiếp tục đề máy thì có thể phá hủy khoang động cơ.
Mức phí cho khoản bảo hiểm phụ này dao động trong khoảng 0,3 – 0,5% giá trị xe tùy theo mỗi nhà cung cấp bảo hiểm. Trước khi mua, bạn nên hỏi rõ nhân viên bảo hiểm về điều khoản thủy kích.
Chú ý: Đối với các trường hợp khi xe đã bị ngập nước, chết máy nhưng khách hàng cố gắng nổ máy xe gây nên hiện tượng thủy kích, làm trầm trọng hơn tình trạng hư hỏng của chiếc xe thì các công ty bảo hiểm có quyền miễn trừ bồi thường. Chính vì thế đã có không ít trường hợp rắc rối xung quanh việc bồi thường về vấn đề thủy kích giữa khách hàng và các công ty bảo hiểm.
Vì vậy, để đảm bảo cho tài sản giá trị của mình, các chủ xe hãy hạn chế đi vào đường ngập nước. Tuy nhiên, trong những trường hợp bất đắc dĩ xe lưu thông vào vùng ngập nước, theo các chuyên gia kỹ thuật, khi có dấu hiệu giật tắt máy hoặc tắt máy đột ngột thì chủ xe nên ngừng vận hành xe và gọi ngay cho cứu hộ để kéo xe về hãng.
Khi động cơ tắt máy, chủ xe nên bình tĩnh và để giảm thiểu hư hỏng cho xe, chủ xe tuyệt đối không thử đề máy trở lại để cố cho xe vận hành qua khu vực ngập nước nhằm hạn chế những thiệt hại hư hỏng đáng tiếc do máy hút nước vào buồng đốt, đồng thời gọi điện thoại cho đường dây nóng của bảo hiểm để được hướng dẫn những bước cần thiết. Đây là cách nhanh nhất và tiện lợi nhất để có thể tiết kiệm thời gian cũng như công sức, tiền bạc cho khách hàng khi bảo dưỡng xe ô tô trong mùa mưa bão.
Hạn chế tối đa việc nước xâm nhập vào trong xe
Ngoài hiện tượng thủy kích, còn rất nhiều con đường khác để nước xâm nhập vào trong xe gây nên các hư hỏng đáng giá hàng chục triệu đồng. Những sự cố này chủ yếu nằm ở hệ thống quạt gió điều hòa, hệ thống điện và nội thất xe.
Các lái xe khi đi qua vùng ngập nước cao, an toàn nhất là nên tắt điều hòa bao gồm cả quạt gió nhằm tránh hiện tượng rác bẩn theo nước có thể làm kẹt cánh quạt. Nếu cánh quạt bị kẹt, sẽ xảy hiện tượng đứt cầu chì quạt gió, động cơ xe sẽ không được làm mát – gặp trường hợp này phải tắt máy xe và thay cầu chì.
Hệ thống điện rất dễ bị “tổn thương” khi xe ngập nước.
Khi đi qua vùng ngập nước nên tránh mở cửa kính dù trời không mưa vì có nhiều khả năng nước bắn vào xe do các xe khác chạy qua. Nếu mức nước cao hơn phần thấp nhất của sàn xe thì không được mở cửa, vì nước sẽ tràn vào gây hư hỏng hệ thống điện và nội thất. Trong trường hợp này các xe trang bị cửa sổ trời sẽ rất hữu ích.
Bạn cũng cần ước lượng được chiều cao gầm của chiếc “xế yêu” nằm trong khoảng nào. Thông thường dòng sedan có chiều cao dao động khoảng 16-18cm, SUV thì từ 20-25cm. Biết chiều dài cơ sở của xe, chiều dài cơ sở ngắn thì khả năng lội nước tốt hơn, biết họng hút gió của xe nằm ở chỗ nào (thường họng hút gió là điểm ngập tối đa mà xe có thể lội được).
Đối với hệ thống điện, đặc biệt là xe cao cấp, có thể liệt kê ra hàng trăm hệ thống và cơ cấu bên trong khoang nằm ở vị trí ngang sườn xe trở xuống. Đó là ECU, hệ thống âm thanh ở các cánh cửa, hệ thống điều khiển túi khí, hệ thống điện, cơ cấu điều khiển hộp số, hệ thống điều khiển đa năng thông minh, hệ thống điều khiển ghế… và hàng chục công tắc điều khiển các loại.
Để giảm tối đa thiệt hại do các thiết bị điện có thể chập và hư hỏng khi xe bị ngập nước và chết máy, việc đầu tiên lái xe cần làm là nhanh chóng tháo cực âm của ắc quy. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tình thế để hạn chế thiệt hại. Chiếc xe đó có thể sẽ bị hư hỏng rất nặng nếu không được kiểm tra và xử lý kịp thời. Việc này đòi hỏi được tiến hành tại các trung tâm dịch vụ với đầy đủ các trang bị cần thiết.
Ngoài ra, đối với các xe có nội thất bằng nỉ và da thì nước là kẻ thù vô cùng nguy hiểm. Nước có thể ngấm và làm nứt, hỏng các bề mặt da một cách nhanh chóng. Nỉ và mút cần được giặt sạch bằng các loại hóa chất không có hoặc tỉ lệ chất tẩy cực thấp để không ảnh hưởng đến màu sắc.
Những chiếc xe bị ngập nước thế này sẽ phải bảo dưỡng hết sức tốn kém.
Trong điều kiện phòng sấy nhiệt độ lên tới 70 – 80 độ, việc làm khô hoàn toàn các tấm mút và nỉ cũng phải mất nhiều tiếng đồng hồ. Riêng nệm da thật phải được sấy khô bằng gió trong điều kiện nhiệt độ thấp (chứ không thể dùng phương pháp sấy nhiệt) để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của da.
Bề mặt da bị rạn và hư hỏng được phục hồi bằng các hóa chất bảo dưỡng da chuyên dùng.
Nói chung, công việc xử lý cuối nên dành cho các garage xe hơi chuyên nghiệp để đảm bảo chiếc “xế yêu” của bạn sẽ được chăm sóc một cách tốt nhất, và có thể cùng “lội nước” với bạn thêm nhiều lần nữa.
Xem thêm : Kinh nghiệm lái xe mùa mưa và cách xử lí khi ô tô bị ngập nước
Như vậy, chắc hẳn rằng, qua bài viết trên đã giúp bạn những lưu ý đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ khi lái xe ô tô mùa mưa bão. Để được tư vấn cụ thể hơn, hoặc trong trường hợp cần bảo dưỡng xe ô tô mùa mưa bão, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
Thông tin liên hệ
199 Nguyễn Trãi – Tp Vinh – Nghệ An / 217 Nguyễn Trãi – Tp Vinh – Nghệ An
Điện Thoại : 02386.67.67.67
Hotline : 0978 516 777
Email : ceramicprovinh@gmail.com / info@xetulainghean.com